Làm thế nào để biết khách hàng muốn đọc gì và truyền tải chúng cho họ?

Làm thế nào bạn có thể khai thác nhu cầu thực sự của người đọc để tạo những nội dung hay? Hãy cùng xem 10 mẹo để viết những gì khách hàng muốn đọc.

Nền tảng để xác định nội dung nào cần bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa, vì từ khóa vẫn là xương sống của nội dung. Nhưng có một số phương pháp hiệu quả để xác định những gì khách hàng muốn đọc, hãy thêm các chiến thuật này vào “kho vũ khí” của bạn nhé.

Chien thuat giup Content Marketer

Từ khóa cho các Content Marketer

Đĩa đơn hit năm 1975 của O’Jays “Give The People What They Want!” (Cho người ta cái họ muốn), chính là câu thần chú của các content marketer. Nôm na là đáp ứng mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Đó cũng là mục tiêu của các công cụ tìm kiếm – cung cấp nội dung phù hợp cho đúng người vào đúng thời điểm khi tìm kiếm thông tin. Bạn sẽ thấy rõ qua ông lớn Google – vẫn luôn cập nhật các thuật toán của họ và tận dụng trí thông minh nhân tạo A.I để hiểu khách hàng hơn. 

Vì vậy, một cách tự nhiên, câu hỏi đối với nhiều Content Marketer luôn là “Làm thế nào để biết khách hàng muốn đọc gì và truyền tải chúng cho họ?”

1. Xác định chân dung khách hàng

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn biết khách hàng của mình là ai, điều gì khiến họ thích đọc trang của mình. Một phương pháp hiệu quả để xác định đối tượng là xây dựng chân dung khách hàng. 

Chân dung khách hàng rất quan trọng, vì chúng có thể giúp bạn tạo nội dung phù hợp với nhu cầu chính xác của họ. Nên vẽ chân dung chi tiết về người xem mục tiêu của bạn, có thể dựa trên một số người xem hiện tại mà bạn có thể dễ dàng xác định.

  • Họ tên, khuôn mặt, tích cách
  • Thông tin nhân khẩu học và tâm lý học
  • Lý do mua hàng 
  • Những khó khăn, nhu cầu cơ bản

Từ đó bạn có thể điều chỉnh nội dung chuyên sâu về chủ đề gì, giọng điệu ra sao để thu hút khách hàng trong hành trình mua hàng. Việc xác định chân dung khách hàng cũng giúp bạn biết khách hàng sử dụng thiết bị gì, thời điểm nào hiển thị để họ tương tác tốt nhất. Sau khi đã xác định chân dung khách hàng, hãy dành thời gian để xây dựng cộng đồng trung thành.

Các công cụ và mẫu trực tuyến như Xtensio, Lucidspark hoặc Miro có thể hỗ trợ bạn.

2. Thăm dò ý kiến khách hàng

Đây là cách đơn giản nhất để xác định khách hàng muốn đọc nội dung gì. Giả sử bạn đã có một lượng khán giả trung thành, chắc chắn bạn có thể tạo một topic để thăm dò ý kiến họ. 

Tham do y kien khach hang

Dưới đây là các câu hỏi mà bạn có thể tham khảo với cuộc khảo sát ngắn:

  • Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề chính nào?
  • Định dạng nội dung ưa thích của bạn là gì: văn bản, video, âm thanh hoặc một số kết hợp của chúng?
  • Bạn thích xem nội dung khi nào nhất?
  • Kênh ưa thích của bạn để nhận và đọc nội dung là gì?
  • Bạn muốn nhận thông tin từ chúng tôi bao lâu một lần?

Khách hàng đang bội thực với nội dung mỗi ngày. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và điều chỉnh nội dung phù hợp, điều đó sẽ hấp dẫn khách hàng hơn. 

3. Nghiên cứu dữ liệu tìm kiếm và khách truy cập website

Phân tích dữ liệu website cũng là một cách tốt để hiểu nội dung và chủ đề mà khách hàng đang thích thú. 

Nhân khẩu học

Ví dụ: Google Analytics cung cấp bảng phân tích nhân khẩu học cơ bản về khách truy cập trang web của bạn để bạn có thể so sánh và làm đa dạng thêm chân dung khách hàng mà bạn đã xây dựng.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những thông tin nhân khẩu học này chỉ có thể áp dụng cho một phần nhỏ khách truy cập của bạn dựa trên cách thức và vị trí Google có thể thu thập dữ liệu này.

Những thông tin nhân khẩu học này thường có 7 dữ liệu cơ bản

  • Tổng quan về nhân khẩu học
  • Tuổi
  • Giới tính
  • Tổng quan về Sở thích
  • Danh mục sở thích (phạm vi tiếp cận)
  • Phân khúc trong thị trường
  • Các hạng mục khác

Dữ liệu tương tác với nội dung trên website

Các dữ liệu khác hữu ích để hiểu sở thích của khách hàng như: số lần xem trang đích và số liệu tương tác cụ thể như thời gian trên trang và tỷ lệ thoát.

Trong báo cáo hành vi của Google Analytics, bạn có thể nhanh chóng xem đâu là các bài viết được xem nhiều. Việc xác định thể loại nội dung được nhiều người xem, có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng và sở thích của khách hàng.

Hơn nữa, bạn có thể theo dõi khách hàng xem bài viết từ nguồn nào. 

4. Công cụ Google Search Console

Google Search Console là nguồn báo cáo hiệu suất rất hiệu quả, cho biết tỉ lệ click chuột và các từ khóa trên website của bạn. 

  • Lượt hiển thị
  • Số nhấp chuột
  • Vị trí trung bình
  • Tỷ lệ nhấp từ khóa khách hàng tìm kiếm

Chú ý đến bất kỳ từ khóa và cụm từ nào phù hợp với chủ đề mục tiêu của bạn.

5. Khai thác dữ liệu tìm kiếm nội bộ 

Nếu trang web của bạn có chức năng tìm kiếm, bạn có thể thường xuyên khai thác dữ liệu để xem nội dung mà khách truy cập tìm kiếm khi truy cập trang web của bạn. Hãy ghi lại các tìm kiếm dựa trên câu hỏi và triển khai nội dung để trả lời những nhu cầu đó.

Có công cụ tìm kiếm hoặc các tiện ích bổ sung của bên thứ ba cung cấp phân tích nội dung, bạn có thể tận dụng để tạo ra những nội dung chất lượng, phù hợp cho khách hàng.

Khai thac du lieu tim kiem noi bo

6. Nghiên cứu bằng công cụ ngoài

Ngoài việc nghiên cứu đối tượng và nội dung đang có hiện tại, bạn cũng có thể sử dụng những công cụ để hỗ trợ thu thập toàn bộ dữ liệu website để tìm từ khóa hot như: Buzzsumo, ahrefs và Semrush.

Hãy tận dụng những thông tin khai thác được để xác định xu hướng nội dung, chủ đề được đề xuất. Thậm chí có cả những câu hỏi mà khách hàng đã hỏi gắn liền với các từ khóa. Từ đó phát triển nội dung phù hợp thành những câu trả lời chuyên sâu cho các câu hỏi đó.

Hầu hết những công cụ này đều có bản dùng thử miễn phí, bạn có thể cân nhắc các cơ hội và hạn chế để đưa ra quyết định có dùng chúng lâu dài hay không.

7. Hiểu về đối thủ

  • Xác định đối thủ cạnh tranh – những đơn vị tạo ra nội dung chất lượng, có thứ hạng từ khóa mà bạn nhắm đến cao. 
  • Phân tích những nội dung và kênh phân phối của họ.
  • Phân tích mức độ tương tác của khách hàng với những nội dung đó.
  • Tần suất chia sẻ nội dung tới khách hàng

Một trong những lợi ích của mạng xã hội là có thể truy cập công khai, xem các lượt thích, chia sẻ và bình luận của nội dung mà đối thủ đã đăng. 

8. Luôn luôn lắng nghe 

Các công cụ sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin hơn cho bạn để theo dõi các từ khóa, đề xuất nội dung như Brandwatch, Meltwater hoặc Agorapulse.

Đối với các nội dung của đối thủ, bạn cũng có thể đánh giá mức độ tương tác để hiểu khách hàng hơn. Sau đó đưa những giá trị riêng của thương hiệu tới cho khách hàng. 

9. Thu thập Feedback của khách hàng

Nếu bạn tin chắc rằng mình đang tạo ra những nội dung có giá trị cho khách hàng, đừng ngại yêu cầu họ phản hồi qua những lời nhận xét và chia sẻ.

Hãy giúp việc chia sẻ, phát tán nội dung trở nên dễ dàng hơn cho khách hàng bằng nút chia sẻ, liên kết “Nhấp để đăng” và lời kêu gọi hành động trong nội dung.

Thu thap feedback khach hang

10. Đo lường và điều chỉnh

Với mỗi nội dung bạn tạo đăng lên, hãy nhớ theo dõi và phân tích mức độ tương tác, yêu thích của khách hàng với chúng.

  • Chủ đề nào tương tác nhiều?
  • Kênh nào tương tác nhiều

Hơn nữa hãy lưu ý đến những link được click nhiều, hoặc những nút mua hàng ở đâu được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Và sau đó, tất nhiên rồi, bằng mọi cách hãy cho khách hàng những gì họ muốn đọc. 

Nguồn: Search Engine Journal


Theo dõi giải pháp facebook