Tối ưu Onsite có lẽ vẫn còn khá xa lạ với một số bạn đang bắt đầu bước vào nghề này. Bởi khi bắt đầu việc xây dựng, thiết kế một website, người lập trình viên thường không để đến các tiêu chuẩn của Google.
Công cụ tìm kiếm (SE) sẽ giúp bạn đạt được điều đó nếu như website của bạn được SE (Search Engine) đánh giá cao và nằm trên top khi có người dùng truy cập thông qua từ khóa có liên quan / gần nhất với từ khóa bạn SEO trên web.
Và đó là thực hiện SEO website, Onsite chính là một trong những phương pháp giúp bạn SEO website hiệu quả nhất.
Với mỗi trang web khác nhau, quá trình Onsite cũng khác nhau. Onsite thay đổi tùy thuộc vào mục đích của web, vào đặc điểm kinh doanh, vào sản phẩm – dịch vụ doanh nghiệp…Nhưng nhìn một cách tổng quát thì quá trình tối ưu hóa Onsite phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
18 việc nên làm khi tối ưu On-site:
- Đặt tên miền và tối ưu đường dẫn ( url ) thân thiện với Google là quan trọng bậc nhất trong SEO
- Thẻ meta, canonical, schema/microformat, the Open Graph, Twitter, Viewport,Language, Doctype, Encoding, Favicon… phải được khai báo đầy đủ.
- Tỷ lệ Text/html phải đạt được tối thiểu 30% toàn trang.
- File robots.txt và sitemap.xml là 2 file khai báo không thể thiếu trong SEO.
- Mới đây Google đưa vào tối ưu AMP trên thiết bị di động giúp cải thiện tìm kiếm trên thiết bị này.
- Trong các thẻ Title, Description, Alt phải chứa từ khóa cần SEO
- Với mỗi từ khóa cần SEO, cần xây dựng một trang con mới cho web
- Đánh giá từ khóa mục tiêu, tạo nội dung phù hợp.
- Cải thiện nội dung website, giữ chân người dùng ở lại website tốt hơn đối thủ
- Loại bỏ hoặc hợp nhất các trang ít khác biệt, có nội dung tương tự nhau
- Nội dung thiết kế được định dạng sao cho dễ dàng đọc nhất
- Giao diện màn hình website phải tương thích với tất cả các thiết bị
- Thông tin về địa chỉ, điện thoại, email liên lạc phải đặc ở vị trí nổi bật
- Đặt các link trả về web chủ hoặc các web quan trọng
- Loại bỏ link hư hỏng hoặc không cần thiết
- Đánh giá và cải thiện thời gian tải trang ( sử dụng thinkwithgoogle và speed test nhé )
- Cài đặt công cụ Google Analytics và Tìm kiếm Console
- Thêm nút chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội
Tìm hiểu sơ lược về tối ưu On-site SEO
Tối ưu Onsite là chiến lược SEO mà bạn phải thực hiện trên chính web của công ty. Điều này bao gồm việc mình đã chia sẻ ở trên và phải đảm bảo là cấu trúc giao diện trang web phải được nguyên vẹn, tốc độ load trang phải nhanh, không bị lỗi W3C….Để thực hiện được điều này chúng ta phải chia ra làm quy trình các bước cụ thể nhu sau:
Xác định cấu trúc Meta/Tag trong <head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8" />
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, maximum-scale=1, user-scalable=no">
<meta http-equiv="content-language" content="vi" />
<title>Dịch vụ cung ứng Digital Marketing - Bậc Thầy Công Cụ Tìm Kiếm</title>
<meta name="robots" content="noodp,index,follow" />
<meta name='revisit-after' content='1 days' />
<meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="requiresActiveX=true" />
<meta http-equiv="content-language" content="vi" />
<link type="image/x-icon" rel="shortcut icon" href="https://semaster.vn/wp-content/themes/semaster/images/icons/favicon.ico">
<link rel="profile" href="http://microformats.org/profile/hcard">
<meta name="DC.title" content="6 bước để viết nội dung theo chuẩn SEO" />
<meta name="geo.region" content="VN-SG" />
<meta name="geo.placename" content="Ho Chi Minh" />
<meta name="geo.position" content="10.765604;106.704565" />
<meta name="ICBM" content="10.765604, 106.704565" />
<meta name="description" content="Bậc Thầy Công Cụ Tìm Kiếm"/>
<meta name="robots" content="noodp"/>
<link rel="canonical" href="https://semaster.vn/" />
<link rel="next" href="https://semaster.vn/page/2/" />
<meta property="og:locale" content="vi_VN" />
<meta property="og:type" content="website" />
<meta property="og:title" content="Dịch vụ cung ứng Digital Marketing - Bậc Thầy Công Cụ Tìm Kiếm" />
<meta property="og:description" content="Bậc Thầy Công Cụ Tìm Kiếm" />
<meta property="og:url" content="https://semaster.vn/" />
<meta property="og:site_name" content="Dịch vụ cung ứng Digital Marketing" />
<meta name="twitter:card" content="summary" />
<meta name="twitter:description" content="Bậc Thầy Công Cụ Tìm Kiếm" />
<meta name="twitter:title" content="Dịch vụ cung ứng Digital Marketing - Bậc Thầy Công Cụ Tìm Kiếm" />
<script type='application/ld+json'>{"@context":"http:\/\/schema.org","@type":"WebSite","@id":"#website","url":"http:\/\/semaster.vn\/","name":"D\u1ecbch v\u1ee5 cung \u1ee9ng Digital Marketing","potentialAction":{"@type":"SearchAction","target":"http:\/\/semaster.vn\/?s={search_term_string}","query-input":"required name=search_term_string"}}</script>
Thuộc tính được sử dụng trong cấu trúc website
HTML5 đã tạo ra những thẻ có ý nghĩa mới để quy định từng phần khác nhau trong trang web:
- <article>
- <aside>
- <details>
- <figcaption>
- <figure>
- <footer>
- <header>
- <main>
- <mark>
- <nav>
- <section>
- <summary>
- <time>
Thẻ <section> trong HTML5
Thẻ <section> được sử dụng để tạo thành một khu vực bao gồm những nội dung giống nhau.
Dựa theo tài liệu về HTML5 của W3C thì: “Khu vực là một nhóm các nội dung có cùng chủ đề.”
Trang chủ của một website có thể đựa chia thành nhiều khu vực khác nhau như: giới thiệu, nội dung mới, thông tin liên hệ,…
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<section>
<h1>WWF </h1>
<p>Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên nhiên (WWF) là một tổ chức quốc tế chuyên làm việc về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn, nghiên cứu và phục hồi môi trường, trước đây có tên là Quỹ Động Vật Hoang Dã Thế giới. WWF đã được thành lập vào năm 1961. </p>
</section>
<section>
<h1>Biểu tượng Gấu Trúc của WWF</h1>
<p>Gấu Trúc đã được lựa chọn làm biểu tượng WWF. Logo Gấu Trúc nổi tiếng của WWF có nguồn gốc từ một chú gấu trúc có tên là Chi Chi đã được chuyển từ vườn thú Bắc Kinh đến Sở thú London vào cùng năm thành lập của WWF. </p>
</section></body>
</html>
Thẻ <article> trong HTML5
Thẻ <article> được sử dụng cho các nội dung khép kín, độc lập.
Nội dung trong thẻ <article> có ý nghĩa riêng biệt và có thể độc lập với những phần còn lại của website. Người dùng có thể đọc nội dung bên trong thẻ <article> mà không cần quan tâm tới những phần khác.
Bạn có thể sử dụng thẻ <article> trong:
- Bài viết của diễn đàn
- Bài viết của blog
- Bài viết của một trang báo
Thẻ trong thẻ
Trong chuẩn HTML5, thẻ <article> được sử dụng để tạo ra các khối nội dung hoàn chỉnh, khép kín.
Thẻ <section> được sử dụng để tạo ra nhóm các nội dung liên quan tới nhau.
Vậy, chúng ta có thể sử dụng những định nghĩa này để quyết định xem thẻ nào phải nằm bên trong thẻ nào hay không? Câu trả lời là: Không thể!
Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều trang HTML sử dụng thẻ <section> để chứa thẻ <article> và cũng rất nhiều trang sử dụng thẻ <article> để chứa thẻ <sections>.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy những trang sử dụng thẻ <section> bên trong một thẻ <section> và thẻ <article> bên trong một thẻ <article>.
Thẻ <header> trong HTML5
Thẻ <header> được sử dụng cho phần đầu trang hoặc phần đầu của một thẻ.
Thẻ <header> nên được sử dụng để bao ngoài nội dung giới thiệu trang.
Bạn có thể sử dụng một vài thẻ <header> trong một trang HTML.
Ví dụ dưới đây sử dụng thẻ <header> bên trong một bài viết:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<article>
<header>
<h1>
WWF làm gì?</h1>
<p>
Sứ mệnh của WWF:</p>
</header>
<p>
Sứ mệnh của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp môi trường tự nhiên của hành tinh chúng ta và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hòa với thiên nhiên.</p>
</article>
</body>
</html>
Thẻ <footer> trong HTML5
Thẻ <footer> được sử dụng cho phần cuối trang hoặc hoặc phần cuối của một thẻ.
Thông thường thẻ <footer> dùng để chứa thông tin về tác giả, thông tin bản quyền, liên kết kết tới điều khoản sử dụng, thông tin liên hệ, v.vv.
Bạn có thể sử dụng một vài thẻ <footer> trong một trang HTML.
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<footer>
<p>
Tác giả: Nguyễn Văn A</p>
<p>
Thông tin liên hệ:<a>
href="mailto:someone@example.com"> someone@example.com</a>
.</p>
</footer>
</body>
</html>
Thẻ <nav> trong HTML5
Thẻ <nav> được sử dụng để chứa các liên kết điều hướng trong trang.
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<nav>
<a href="/hoc-html/">
Học HTML</a>
|<a href="/gioi-thieu-ve-html5/">
HTML5</a>
|<a href="/canvas-trong-html5/">
Đồ họa HTML5</a>
|<a href="/video-audio-trong-html/">
Multimedia trong HTML5</a>
</nav>
</body>
</html>
Thẻ <aside> trong HTML5
Thẻ <aside> được sử dụng để chứa những thông tin bên cạnh nội dung chính.
Nội dung bên trong thẻ <aside> nên liên quan tới nội dung chính.
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<p>
Google có trụ sở tại Thung lũng Silicon.</p>
<aside>
<h4>
Thung lũng Silicon</h4>
<p>
Thung lũng Silicon nằm ở phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc California ở Mỹ.</p>
</aside>
</body>
</html>
Thẻ <figure> và <figcaption> trong HTML5
Nếu bạn để ý, trong những cuốn sách hay truyện thường hay có ghi chú ở dưới các bức ảnh.
Mục đích của ghi chú này là giải thích rõ nghĩa thêm cho bức ảnh.
Trong HTML5, ảnh và ghi chú có thể được đặt cùng nhau bên trong thẻ <figure>:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<p>Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng. Tạp chí kinh tế Mỹ - Forbes đã bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh vào năm 2005.
</p>
<figure>
<img src="/wp-content/uploads/2015/10/bien-my-khe.jpg" alt="Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng" width="302" height="216">
<figcaption>Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng nhìn từ trên cao.
</figcaption>
</figure>
</body>
</html>
Tại sao sử dụng thẻ có ý nghĩa trong HTML5?
Trong HTML4, các lập trình viên phải tự tạo tên class hoặc ID hay dùng để trang trí CSS như:
header, top, bottom, footer, menu, navigation, main, container, content, article, sidebar, topnav, …
Điều này có thể khiến các công cụ tìm kiếm không thể xác định chính xác nội dung website.
Trong HTML5, những thẻ như: <header> <footer> <nav> <section> <article> làm cho mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với cả lập trình viên và các công cụ tìm kiếm.
Vậy chúng ta nên chọn Offsite SEO hay Onsite SEO?
Cả 2 đều có ưu và nhược điểm của nó, tuy nhiên, nếu bắt buộc phải chọn, thì Onsite SEO rõ ràng là cách dễ nhất và đơn giản nhất để chúng ta thực hiện chiến dịch SEO cho website của mình.
Các bạn nên nhớ, google hay các bộ máy tìm kiếm khác luôn luôn đưa ra câu khẩu hiệu ” Content is King ” cho bất kì ai muốn tăng thứ hạng website của họ.
Cứ kiên nhẫn viết những bài viết chất lượng, chèn từ khóa theo cách tự nhiên nhất, để người dùng đọc mà không cảm thấy chúng ta đang cố ý chèn từ khóa.
Và một ngày nào đó, website của các bạn sẽ đứng đầu trong danh sách các từ khóa cần tìm kiếm mà không phải tốn bất kì một chi phí nào.