Để có một bài viết tối ưu SEO Onpage thì cần có quy trình cụ thể. SEMaster đã tổng hợp và đưa ra các bước SEO Top Google Onpage cơ bản nhất. Bài viết này hoàn toàn phù hợp với những người mới và chưa biết bắt đầu từ đâu giữa những luồng thông tin quá đồ sộ.
Bài viết này chỉ mang tính chất đưa ra các bước tối ưu SEO Onpage. Nếu chưa biết về SEO, bạn nên tham khảo SEO Top Google Onpage? Kỹ Thuật Tối Ưu Onpage “Lợi Hại” Nhất 2022
Tại sao cần biết về các bước SEO Top Google Onpage?
Khi nói đến SEO Top Google, chúng ta cần quan tâm hai nhánh chính là SEO Onpage và SEO Offpage. Rõ ràng, việc tối ưu cả hai sẽ đem lại hiệu quả cao và bền vững nhất. Tuy nhiên, nếu phải chọn một, SEO Top Google Onpage sẽ có phần ổn định và dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt chính xác với những website nhỏ hoặc những SEO-er mới vào nghề. Bởi lẽ SEO Onpage là những hoạt động hoàn toàn trên website và các SEO-er có thể kiểm soát 100%.
Chính vì vậy, nếu như nguồn lực và chi phí còn hạn chế, doanh nghiệp nên tập trung trong việc SEO Onpage trước tiên. Sau khi đã có một website chuẩn SEO, hãy đẩy mạnh thêm việc phát triển SEO Top Google Offpage.
Các bước SEO Top Google Onpage cơ bản nhất
Để đạt hiệu quả SEO Onpage tốt nhất, người làm SEO cần chia ra làm hai mảng công việc khác nhau. Đó là tối ưu Onpage cho từng bài viết và tối ưu Onpage tổng thể cho toàn bộ website. Một bài viết chuẩn nhưng được đặt trên một website không chuẩn chắc chắn sẽ không đạt được thứ hạng cao.
SEO Onpage tổng thể
Bước 1: Cải thiện Theme Website
Theme của website quyết định hoàn toàn mức độ hài lòng về thẩm mỹ của khách hàng khi đến với trang web. Bên cạnh đó, một website có theme phù hợp cũng sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng lên rất nhiều.
Khi lựa chọn Theme, hãy cân nhắc những Theme phù hợp với website mà doanh nghiệp đang hoạt động thay vì chỉ chú ý đến sự cầu kỳ và đẹp mắt. Để chọn được Theme ưng ý, SEO-er cần ghi chú những yếu tố sau:
- Lựa chọn màu sắc: dựa theo màu logo thương hiệu, màu sắc phù hợp ngành hàng,…
- Xem xét các yếu tố cần thiết mà bạn muốn đưa lên website. Điều này là bởi không phải Theme nào cũng sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố giống nhau
- Xác định bố cục website mà bạn muốn xây dựng để tối ưu trải nghiệm người dùng
- Xác định ngân sách: Thông thường, các Theme trả phí sẽ cho bạn tùy biến nhiều hơn và đa dạng hơn
Hiện nay, tất cả các theme từ miễn phí đến mất phí đều cho phép bạn tùy biến. Chính vì vậy, sau khi cài đặt theme vào website, SEO-er sẽ cần dành thời gian để điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Bước 2: Xây dựng Sitemaps
Sitemaps có hai tác dụng chính:
- Giúp Google Bot hiểu được nội dung website và dễ dàng xếp hạng
- Giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin mong muốn trên trang web của doanh nghiệp và tăng thời gian onsite
Chính vì vậy, ngay sau khi có cho mình một giao diện thuận mắt, phù hợp và được tối ưu trải nghiệm người dùng, việc tiếp theo cần làm đó chính là xây dựng sitemaps. Ở bước này, nếu có khả năng, SEO-er có thể tự viết code, như vậy, bạn có thể tùy chỉnh dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số công cụ SEO top Google để vẽ lên sitemaps dễ dàng hơn.
Bước 3: Tối ưu tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng nhưng thường xuyên bị bỏ qua. Một website dù sở hữu các bài viết chất lượng nhưng có tốc độ tải không cao chắc chắn sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải tỷ lệ thoát trang vô cùng lớn. Việc trang web liên tục bị thoát sẽ khiến Google nhận diện và hạ thấp xếp hạng của website.
Để cải thiện điều này, bạn cần xác định được thời lượng tải trang hiện tại. Sau đó, sử dụng một số kỹ thuật hoặc công cụ để khắc phục. Một số cách cải thiện hiệu quả có thể kể đến như: cài plugins, nén các file ảnh hoặc video quá nặng,…
SEO Onpage bài viết
Bước 1: Tạo URL dựa trên từ khóa
URL là một yếu tố quan trọng trong việc giúp google index website. Thông thường, URL luôn chứa từ khóa SEO. Ngoài ra, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
- URL chỉ nên chứa 10 – 96 ký tự
- Thống nhất URL. Google Bot sẽ index URL của bạn, vậy nên, việc thay đổi URL quá nhiều sẽ khiến Google không nhận diện được bài viết và phải index lại lần nữa.
- Nên dùng URL tĩnh (URL không chứa ký tự đặc biệt như @, !, ^, &, %, $, #, (, ),…) thay vì URL động
- Không trùng lặp URL
- Dùng các từ ngữ dễ hiểu và sử dụng gạch nối giữa các từ
Bước 2: Xây dựng bộ Heading cho bài viết
Xây dựng Heading không chỉ là một cách hữu hiệu giúp người viết lên dàn bài. Hành động này còn giúp Google bao quát và hiểu được nội dung bài viết của bạn bàn luận về vấn đề gì. Bên cạnh đó, có những khách hàng đến với bài viết của bạn không phải vì nội dung tổng thể mà chỉ vì một ý chính. Việc có heading cụ thể sẽ tối ưu được trải nghiệm người dùng.
- Heading nên ngắn gọn, xúc tích và đảm bảo sự rõ ràng
- Việc phân tầng các Heading là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dừng lại ở Heading thứ 3 thay vì mở rộng ra heading 4, 5 và 6
- Các heading cũng là vị trí hợp lý để rải từ khóa. Tuy nhiên, không nên nhồi nhét từ khóa quá nhiều. Từ khóa tốt nhất nên được sử dụng ở Heading 1 và 2
Bước 3: Viết bài với độ dài hợp lý
Google thường rất thích các nội dung chuyên sâu thay vì những bài viết có nội dung quá mỏng. Chính vì vậy, các bài viết trong khoảng 1500 – 2000 trở lên từ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc cố gắng kéo dài nội dung bài viết, viết lan man không chỉ khiến người đọc cảm thấy khó chịu mà còn làm tụt điểm SEO của website.
Chính vì vậy, để có một nội dung SEO chất lượng, người viết cần tìm hiểu nhiều nguồn thông tin uy tín. Dựa vào đó đem lại một bài đủ ý, có độ dài chuẩn mà không lan man. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể ghi dấu ấn trong tiềm thức khách hàng và sở hữu thời gian ở lại trang cũng như quay lại trang tối đa nhất.
Bước 4: Rải từ khóa trong bài
Rải từ khóa là bước quan trọng và chắc chắn là được nhiều người biết đến nhất khi nhắc đến SEO Onpage. Khi rải từ khóa, bạn nên chú ý hai yếu tố sau:
- Không nhồi nhét từ khóa. Chỉ sử dụng 1 – 3% số lượng từ khóa so với tổng thể bài viết.
- Rải đều từ khóa ra toàn bài từ title, heading, các đoạn văn thay vì chỉ tập trung vào một khu vực trong bài
Bước 5: Hoàn thiện Title và Meta Description
Thông thường đây sẽ là bước đầu tiên trong các bước SEO Top Google Onpage. Tuy nhiên, với SEMaster, chúng tôi sẽ đẩy xuống bước thứ 5. Điều này là bởi:
- Tiêu đề và Meta Description mang tính chất tóm gọn nội dung và gây ấn tượng, thu hút người truy vấn truy cập bài viết. Chính vì vậy, việc thực hiện bước này vào gần cuối sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lọc từ ngữ phù hợp, tổng quát nhất.
- Đối với những bài viết dài, cần nhiều thời gian viết hoặc bắt trend, việc đặt tiêu đề và Meta Description cuối cùng sẽ giúp bạn lựa chọn và bắt trend kịp thời.
Tuy nhiên, với những bài viết đơn giản hoặc các nội dung “thường xanh” (Các nội dung không bị tác động bởi trend và luôn có giá trị tìm kiếm cao), bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện hai yếu tố này ở bước đầu tiên.
Bước 6: Hoàn thiện SEO hình ảnh
Hình ảnh không chỉ mang tính chất trang trí cho bài viết thêm đẹp mà chúng còn có tác dụng phân cách đoạn và giữ người truy vấn ở lại lâu hơn với trang web.
Mặc dù Google Bot không thể hiểu được hình ảnh nhưng chúng hoàn toàn có thể đọc được chữ viết. Chính vì vậy, việc tối ưu SEO cho hình ảnh là một cách để đưa bài viết của bạn lên trang nhất tìm kiếm. Đặc biệt với một số ngành hàng, hình ảnh được lên Top SEO sẽ là một lợi thế rất lớn giúp ra đơn.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thể xây dựng một website chuẩn SEO Onpage. Đừng quên theo dõi SEMaster để liên tục cập nhật những kiến thức SEO toàn tập hữu ích.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tối ưu Website lên Top Google nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO của chúng tôi. Thông tin chi tiết về chi phí dịch vụ có thể tham khảo tại đây.