Branding là gì? 5 chiến lược Branding phổ biến nhất hiện nay

Theo thống kê của Lucidpress, xây dựng một thương hiệu (Branding) nhất quán có thể tăng doanh thu lên đến 33%. Điều này chứng minh rằng thương hiệu mạnh có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước khi có thể tạo một thương hiệu vững chắc, bạn cần biết tạo thương hiệu là làm gì? Tại sao điều đó lại quan trọng và cách tận dụng nó để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới như thế nào? Hãy cùng SE Master Solutions tìm hiểu những điều này qua bài viết sau.

Branding là gì?

Branding là gì?

Branding là cách mà doanh nghiệp thiết lập nhận thức trong tâm trí khách hàng

Xây dựng thương hiệu (Branding) là quá trình tạo ra nhận thức tích cực, mạnh mẽ về công ty cũng như sản phẩm/ dịch vụ của công ty trong tâm trí khách hàng. Branding được thể hiện qua nhiều yếu tố, điển hình như sự kết hợp của logo, thiết kế, tuyên bố sứ mệnh và một chủ đề nhất quán trong tất cả các hoạt động Marketing của công ty.

Branding hiệu quả giúp công ty khác biệt với đối thủ cạnh tranh và xây dựng cơ sở khách hàng trung thành.

Tầm quan trọng của Branding như thế nào?

Branding là gì?

Branding đóng vai trò quan trọng nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài

Thu hút khách hàng mới

Một công ty có thương hiệu tốt sẽ không gặp khó khăn gì khi thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Họ cũng tạo được ấn tượng tích cực và tạo được niềm tin với nhiều người tiêu dùng.

Khi thương hiệu đã được thiết lập tốt, truyền miệng sẽ là phương pháp Marketing hiệu quả nhất của công ty. Các hoạt động truyền miệng sẽ truyền đi nhận thức, giúp củng cố thêm hoặc làm hoen ố danh tiếng của công ty. Trường hợp công ty tạo được danh tiếng tốt, các khách hàng tiềm năng có thể tiếp xúc với thương hiệu và có nhiều khả năng mua hàng từ họ hơn so với đối thủ.

Cải thiện niềm tự hào và sự hài lòng của nhân viên

Khi một nhân viên làm việc cho một công ty có thương hiệu mạnh, họ sẽ cảm thấy tự hào về công việc của mình. Làm việc cho một công ty có uy tín và được công chúng đánh giá cao sẽ giúp các nhân viên cảm thấy thú vị và hài lòng hơn về công việc.

Như chúng tôi đã đề cập trước đây, các bên liên quan của một thương hiệu không chỉ là khách hàng mà còn là nhân viên. Chúng ta phải nhận thức được thực tế, sự tương tác giữa con người với nhau là cơ sở của thương mại. Trong đó, nhân viên là phương tiện giao tiếp đầu tiên đối với bất kỳ thương hiệu nào. Các nhân viên có mối quan hệ tốt với thương hiệu sẽ duy trì nhận thức đó sâu hơn, đối với khách hàng cũng như đối tác.

Tạo niềm tin trong thị trường

Danh tiếng của một thương hiệu cuối cùng phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng. Bạn càng tin tưởng một thương hiệu, thì nhận thức của bạn về nó càng tốt, danh tiếng của nó càng mạnh.

Việc xây dựng thương hiệu luôn hướng đến việc duy trì mức độ tin cậy giữa công ty và các bên liên quan. Ở những thị trường đông đúc, niềm tin đặc biệt quan trọng vì nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa ý định (cân nhắc mua) và hành động (mua).

Gia tăng giá trị tài chính của công ty

Khi nhìn vào các sàn giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới, bạn sẽ thấy các công ty được định giá hàng tỷ, nếu không muốn nói là hàng nghìn tỷ đô la. Nếu bạn tìm hiểu kỹ các con số, bạn sẽ nhận thấy rằng các tài sản cứng của công ty này thực sự có giá trị thấp hơn rất nhiều so với định giá cổ phiếu của họ.

Khi một công ty được định giá, nó sẽ tìm cách đạt được giá trị cao hơn giá trị tài sản hữu hình. Điều này được coi là giá trị của lòng trung thành của khách hàng công ty. Do đó, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa lòng trung thành và thương hiệu.

Branding  cũng giúp giá trị sản phẩm gia tăng. Một số người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm của một thương hiệu nhất định hơn là một sản phẩm giống hệt của một đơn vị khác. Một đôi giày chạy bộ có logo của Nike ngay lập tức có giá trị hơn một đôi giày không có nó.

Các công ty có thương hiệu tích cực, dễ nhận diện, truyền cảm hứng cho những người theo dõi trung thành, tận tụy sẽ đáng giá hơn nhiều so với những gì họ có.

5 chiến lược Branding phổ biến hiện nay

1. Xây dựng thương hiệu theo tên công ty (Company Name Branding)

Xây dựng thương hiệu theo tên công ty

Xây dựng thương hiệu theo tên công ty

 

Đây chắc hẳn là chiến lược phổ biến nhất, khi các thương hiệu nổi tiếng tận dụng tên công ty của chính họ để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu. Logo, slogan, thiết kế bao bì hoặc màu sắc thường được người tiêu dùng công nhận cùng với doanh nghiệp nói chung.

Ví dụ: các công ty như Coca-Cola, Tylenol và Porsche dựa vào tên công ty để thu hút khán giả của họ.

2. Xây dựng thương hiệu cá nhân (Individual Branding)

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Individual Branding là một chiến lược Branding, trong đó thương hiệu mẹ tạo cho sản phẩm một bản sắc mới và cho phép sản phẩm hoạt động độc lập. Các công ty lớn với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng có thể lựa chọn chiến lược Branding cá nhân, bằng cách đặt tên thương hiệu riêng cho từng sản phẩm.

Ví dụ, Apple là công ty mẹ nhưng dựa vào chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân để Marketing các thương hiệu khác nhau của mình như Macbook, iPhone hoặc iPad.

3. Xây dựng Tính cách thương hiệu (Attitude Branding)

Xây dựng Tính cách thương hiệu

Xây dựng Tính cách thương hiệu

Đôi khi một công ty sẽ dựa vào cảm giác hoặc thái độ tổng thể, để Marketing sản phẩm và phản ánh hoạt động kinh doanh của mình. Chiến lược Branding này đưa doanh nghiệp trở nên sống động và gần gũi hơn bằng cách Marketing một cảm giác lớn hơn. Từ đó, nó tạo ra một kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Các thương hiệu như Nike sử dụng cách Branding này, không chỉ để bán giày thể thao mà còn để quảng bá lối sống lành mạnh phù hợp với khẩu hiệu nổi tiếng của hãng “Just do it!” – Tạm dịch: “Cứ làm đi!”.

4. Xây dựng thương hiệu mở rộng (Brand Extension Branding)

Xây dựng thương hiệu mở rộng

Xây dựng thương hiệu mở rộng

Một thương hiệu mạnh có thể mở rộng sang một dự án kinh doanh mới, bằng cách sử dụng hiệu quả chiến lược Brand Extension. Nhiều công ty quần áo sử dụng chiến lược này để tung ra một dòng giày, nước hoa hoặc phụ kiện mới. Các sản phẩm có thể khác nhau, nhưng đặc điểm nhận dạng thương hiệu vẫn giống nhau.

5. Xây dựng nhãn hiệu riêng (Private-Label Branding)

Branding là gì? - Xây dựng nhãn hiệu riêng

Xây dựng nhãn hiệu riêng

Các thương hiệu cửa hàng thành công có thể sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu nhãn hiệu riêng để cạnh tranh với các nhà bán lẻ lớn hơn. Ví dụ, các chuỗi siêu thị như Kroger đã xây dựng một số thương hiệu tiết kiệm cho một vài mặt hàng thực phẩm cụ thể.

Tạm kết

Xây dựng thương hiệu (Branding) là một quá trình dài, đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ của cả công ty để có thể thành công. Trong quá trình thực hiện, nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing trên nền tảng số.

Đừng quên SE Master Solutions sẽ luôn ở đây hỗ trợ bạn với nhiều giải pháp hỗ trợ truyền thông như Content Marketing, Facebook Ads hay Google Ads. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline “091 996 5117” để nhận được tư vấn miễn phí nhé!


CÓ THỂ BẠN NÊN ĐỌC

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

LỢI ÍCH THUỘC VỀ KHÁCH HÀNG?

  • Được an tâm, Sự tận tâm, tin tưởng và trung thực
  • Có kế hoạch, quy trình, kiểm tra, theo dõi chính xác
  • Kết quả thực tế đo bằng đơn hàng
  • Được tạo ra giá trị theo nét riêng của doanh nghiệp
  • Cam kết bảo mật an toàn & báo cáo định kỳ
  • Miễn phí toàn bộ các kênh truyền thông của SE Master Solutions
Theo dõi giải pháp facebook