5 cách SEO thông minh tối ưu nội dung và liên kết mới nhất 2018

Đừng bỏ qua các vấn đề cơ bản, kỹ thuật SEO thông minh sẽ giúp cho website của bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Hãy lưu ý những nguyên tắc cơ bản và bạn sẽ có kết quả SEO tốt hơn.

Bạn đang tìm kiếm những cách SEO đơn giản và hiệu quả cho năm 2018? Đây là thời điểm tuyệt vời để dọn dẹp cải tạo lại các hoạt động SEO của bạn.

Chắc chắn rằng việc tạo nội dung và xây dựng liên kết sẽ mang lại hiệu quả mạnh mẽ, tuy nhiên việc này có thể dễ dàng hơn khi bạn chú ý đến nền tảng SEO.

Những vấn đề nằm về kỹ thuật cũng quan trọng không kém việc phát triển nội dung và xây dựng liên kết, nhưng chúng thường bị bỏ qua cho đến khi những lỗi kỹ thuật gây ra vấn đề lớn. Vì vậy hãy tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật SEO trước khi chúng trở thành một vấn đề lớn cho website.

Dưới đây là 5 chiến thuật thông minh, nếu ứng dụng được sẽ hỗ trợ tăng hiệu quả trong việc phát triển nội dung và xây dựng các liên kết trong website của bạn.

1. Liên kết ngoài

Qua một thời gian, các website không “sống” được sẽ ngừng hoạt động hoặc thay đổi chủ sở hữu, hoặc 1 số khác được mua lại và sử dụng cho chiến thuật SEO mũ đen.

Khi này các website có thể được chuyển hướng hoặc đổi thương hiệu. Trong mọi trường hợp, chủ sở hữu trước đây thường không dành thời gian để thông báo tới người dùng về sự đổi chủ này. Điều đó có nghĩa là các liên kết nội bộ có thể bị “chết” (lỗi 404 chuyển hướng đến một trang mới, hoặc liên kết sang trang không liên quan).

Đây là một tin xấu vì website của bạn đã vô tình bị liên kết tới các trang web “xấu” mà bạn không muốn liên kết. Tệ hơn là website của bạn có thể bị tụt hạn, tạo trải nghiệm người dùng kém (UX). Các công cụ tìm kiếm đưa liên kết ngoài trỏ đến trang không liên quan ngay lập tức. (Liên kết đến trang A, trang A chuyển sang trang B)

Lien ket ngoai

Giải pháp: Quét tất cả các liên kết ngoài website bằng công cụ như Sreaming Frog, để đảm bảo tất cả liên kết trỏ đúng đến trang đích.

2. Thẻ mô tả – Meta Description

Các mô tả meta sẽ tạo ra tác động tích cực đến tỷ lệ nhấp chuột từ tìm kiếm miễn phí. Tuy nhiên thao tác này thường bị bỏ qua, chỉ sử dụng thẻ mô tả một lần, rồi không chú ý đến nó nữa.   

Trường hợp các website được quảng cáo tích cực, nội dung thường xuyên được cập nhật mới và chỉnh sửa nội dung hiện tại thì thẻ meta vẫn phải được cập nhật thường xuyên.

Ví dụ: Vào tháng 12 năm 2017, Google đã tăng độ dài tối đa của các đoạn kết quả tìm kiếm  từ 160 ký tự lên 320 ký tự. Những nội dung không có thẻ mô tả có thể sẽ có tỷ lệ nhấp chuột thấp hơn, nếu muốn cải thiện bạn phải thêm các mô tả hấp dẫn hơn.

Cả công cụ tìm kiếm và khách hàng đều muốn có thẻ meta mô tả có thông tin hấp dẫn và chính xác những gì họ cần.

Giải pháp: hãy xem lại và cập nhật tất cả các thẻ mô tả meta trên các trang quan trọng của bạn. Bài viết mô tả cần hấp dẫn, khoảng 320 ký tự và được chèn từ khóa chính một cách tự nhiên.

3. Tối ưu thiết kế

Việc tối ưu thiết kế, không xếp hạng cho tìm kiếm từ máy tính bàn, nhưng sẽ tăng hạng tìm kiếm ở di động – chiếm đa số lưu lượng tìm kiếm hiện nay.

Thiết kế tốt tạo trải nghiệm người dùng tích cực, giúp tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

mau thiet ke chuan

Mẫu thiết kế được Google đề xuất

Dù sao điều này cũng sẽ trở thành một phần quan trọng khi tìm kiếm trên máy tính để bàn.

Chỉ số di động phục vụ 2 mục đích cụ thể:

  • Phục vụ trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động tốt hơn.
  • Hiểu rõ hơn hành vi của người tìm kiếm trên thiết bị di động.

Khi Google hiểu được hành vi tìm kiếm trên các thiết bị di động (sự hài lòng của người dùng) và thành công trong việc xây dựng nhiệm vụ của doanh nghiệp sở hữu website tạo trải nghiệm người dùng tốt, hiệu quả hơn nhiều.

Google Analytics là một công cụ tuyệt vời có thể cung cấp dữ liệu về cách khách truy cập di động tương tác với nội dung của bạn.

Ví dụ: tỷ lệ khách truy cập trên thiết bị di động thoát khỏi trang web cho thấy trải nghiệm di động là tiêu cực. Vì vậy bạn có thể đánh giá các trang có tỷ lệ thoát cao, xác định nguyên nhân và cách khắc phục.

Giải pháp: Đánh giá phản hồi của điện thoại di động về các bài viết quan trọng trên trang web của bạn bằng cách sử dụng các công cụ như Google’s Mobile Responsive Test – Kiểm tra Thử nghiệm Di động của Google, cũng như duyệt chúng theo cách thủ công trên nhiều thiết bị di động.

4. Liên kết nội bộ

Khi nội dung được thêm vào, sửa đổi và xóa khỏi trang web của bạn, liên kết nội bộ có thể bị “lỗi” hoặc các trang không liên quan giống như các liên kết ngoài. Mặc dù điều này không gây ra hậu quả nghiêm trọng đến website và các liên kết liên quan, nhưng sẽ gây ra vấn đề khi khách truy cập tìm kiếm đến bài viết qua công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên lỗi này có thể chỉnh sửa nhanh chóng và dễ dàng (tùy thuộc vào website của bạn).

Giống như các liên kết ngoài, liên kết nội bộ cần trỏ đến trang liên quan, không qua nhiều bước.

Giải pháp: Cũng giống như liên kết ngoài, hãy quét các liên kết nội bộ của trang web để đảm bảo rằng chúng đều trỏ đến các liên kết liên quan. Trải nghiệm người dùng tích cực sẽ tăng hạng cho website của bạn.

5. Tốc độ trang

Hầu hết các website tải trên thiết bị di động đều bị chậm, phần lớn là 2 lí do sau:

1. Tốc độ trang trở thành yếu tố xếp hạng trong tìm kiếm di động.

Chia sẻ từ phía Google cho biết: Cập nhật tốc độ chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến trải nghiệm người dùng và tỉ lệ nhỏ đến các truy vấn. Vì vậy dù tốc độ trang chậm vẫn có thể xếp hạng cao nếu có nội dung chất lượng.

2. Tốc độ trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Một số người thay vì thuê một nhân viên thiết kế web hoặc nhân viên phát triển web code đúng chức năng, thì họ tham khảo những giao diện và một số plug in có sẵn của WordPress.

Điều này gây ảnh hưởng xấu đến các tệp trên CSS và JavaScript thêm vào những Hypertext không cần thiết truyền đến yêu cầu HTTP. Càng nhiều yêu cầu HTTP, website load càng chậm.

Hàng chục Megabytes và yêu cầu HTTP có thể tiện ích cho giao diện và các chức năng mong muốn, nhưng sẽ làm website tải rất chậm đến mức như hiển thị Etch A Sketch

Toc do trang anh huong toi uu seo

Thay vì bắt đầu với một chủ đề WordPress cồng kềnh, hãy thêm một loạt các Plug-in trên nền tảng “sạch” và chỉ thêm các chức năng và thiết kế thật cần thiết để đảm bảo tốc độ trang.

Giải pháp: Giảm thiểu việc gọi các HTTP, hợp nhất các tệp CSS và JavaScript, tối ưu các tệp phương tiện và sử dụng mạng lưu trữ caching, tối thiểu hóa các mạng dẫn nội dung (CDNs) hết mức có thể. Điều này sẽ giúp việc tối ưu tốc độ trang.

Xem thêm: Tổng hợp các công cụ cần thiết cho dân SEO


Theo dõi giải pháp facebook