+100 SEO Tips cần thiết cho những ai đang làm SEO (P.2)

Để tối ưu chuẩn SEO cho website, chúng ta không thể không chú trọng đến việc tối ưu các thẻ HTML – các thẻ này góp phần không nhỏ trong quá trình bot quét chất lượng của website.

Vậy thẻ HTML là những thẻ gì, và chúng ta cần tối ưu thẻ HTML như thế nào để SEO hiệu quả.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn về các loại thẻ này.

Thẻ HTML trong SEO

– Thẻ HTML trong lập trình website giúp hiển thị website theo mục đích của quản dùng trong lập trình website, giúp chúng ta thể hiện website của mình theo một cách khác biệt nhất. Hay nói một cách khác, các thẻ HTML sẽ giúp cho trình duyệt web đọc hiểu và hiển thị website của chúng ta theo yêu cầu, mục đích của người quản trị website. Ví dụ như đoạn nào cần in đậm, đoạn nào có liên kết, đoạn nào có hình ảnh xuất hiện,…

Đặc biệt, các cỗ máy tìm kiếm cũng dựa vào những thẻ này để chấm điểm cho website của chúng ta, đánh giá tiêu chuẩn và kiểm tra các lỗi thông qua những thẻ này.

Và để tối ưu hóa chuẩn SEO cho website, chúng ta cũng cần tối ưu hóa cho những thẻ này. Có những tiêu chuẩn riêng để chúng ta tối ưu hóa chuẩn SEO các thẻ HTML nhằm tăng chất lượng đánh giá của các cỗ máy tìm kiếm. Có một số thẻ HTML tuy cơ bản nhưng buộc các nhà làm SEO phải thận trọng và sử dụng đúng cách nhất để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất cho quá trình SEO website của mình.

Phần 3: Thẻ tiêu đề

  1. Từ khóa xuất hiện ở đầu tiêu đề – Hãy cố chèn từ khóa mục tiêu của bạn càng gần với phần đầu của thẻ tiêu đề càng tốt.
  2. Tránh bị cắt ngắn – Tiêu đề thẻ có 512px độ dài và tiêu đề bạn sẽ bị cắt ngắn nếu như vượt quá số pixel này. Để tránh phức tạp, bạn có thể giữ độ dài của thẻ tiêu đề trong khoảng 55 ký tự hoặc ít hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, tiêu đề của bạn vẫn có thể dài quá định mức dù chưa đến 55 ký tự.
  3. Tiêu đề hấp dẫn – Bạn có thể tham khảo cách viết tiêu đề của các trang báo, hoặc tham khảo các cách giật tít mà chúng tôi đã chia sẻ.
  4. Riêng biệt – Một tiêu đề được trình bày một cách riêng biệt, độc đáo có thể khiến cho website bạn nổi trội trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
  5. Đừng bận tâm việc thêm thương hiệu của bạn – Việc thêm tên thương hiệu của bạn ở cuối tiêu đề trang là không cần thiết – Google thường sẽ tự động thêm brand cho bạn. Ngoại trừ:
  6. Tối ưu hóa trang chủ cho thương hiệu bạn – Trang chủ là nơi mà tiêu đề của bạn nên được tối ưu hóa cho từ khóa thương hiệu.
  7. Tối thiểu stop word – Top Word là những từ được sử dụng phổ biến, được dùng để liên kết như rằng, thì, là, mà, được, trên, trong, hay, chính là, với,… Hơn nữa, với không gian đã vốn chật hẹp (khoảng 55 chữ cái), bạn cũng không nên để những từ như vậy làm giảm sự xuất hiện của từ khóa chính trong tiêu đề.
  8. Đừng lặp lại tiêu đề. Đừng lặp lại tiêu đề. Đừng lặp lại tiêu đề – Bạn không thấy quá phiền toái và tẻ nhạt khi suốt ngày lặp lại một mẫu tiêu đề như vậy sao. Hãy cố gắng viết sao cho thật độc đáo và mới lạ nhé.
  • Thẻ tiêu đề – Title trang web – Kiến thức cơ bản
  • Thủ thuật “GIẬT TITLE” kinh điển cho người làm SEO

Phần 4: Thẻ mô tả

  1. Bán nội dung của chính mình – Thẻ mô tả của bạn giống như một lời quảng cáo ngắn mà bạn có thể gửi đến người dùng tiềm năng của mình trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Hãy viết một thẻ tả mô tả thật hấp dẫn và độc đáo cho từng trang trên trang trên site của bạn.
  2. Tránh bị cắt ngắn – Hãy viết thẻ mô tả meta của bạn với độ dài khoảng 155 ký tự (tối đa) để tránh việc bị cắt ngắn đoạn mô tả trên bảng kết quả tìm kiếm.
  3. Chèn từ khóa chính trong thẻ mô tả – Mặc dù việc chèn từ khóa trong thẻ mô tả hiện nay không  còn tạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc ranking website như trước khi, tuy nhiên, các từ khóa có trong thẻ mô tả được in đậm trong kết quả tìm kiếm có thể giúp cải thiện tỷ lệ người dùng nhấp vào trang.
  4. Thay đổi & Trải nghiệm – Bạn có thể thử nghiệm việc thay đổi các mẫu viết thẻ tiêu đề cho các trang khác nhau trên site, để từ đó chọn ra mẫu viết thẻ mô tả có tỷ lệ CTR cao nhất trên nhiều trang để áp dụng cho các trang khác trên site.
  • Thẻ miêu tả – Meta Description Tag – Kiến thức cơ bản

Phần 5: Thẻ heading

  1. Thẻ H1 độc đáo – Đối với Googlebot, thẻ H1 có vai trò như một chủ đề chính trên trang. Chính vì vậy, để tránh việc Google cho rằng các nội dung trên trang bạn đang bị trùng lặp, mỗi trang trên site cần có một thẻ H1 riêng biệt, độc đáo.
  2. Thẻ H1 có chứa từ khóa chính – Thẻ H1 sẽ vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trên trang và nên có chứa từ khóa bạn cần SEO tại bài viết này.
  3. Các thẻ heading thứ cấp chứa từ khóa phụ -Các thẻ heading thứ cấp như H2, H3 là những vị trí trên trang đem lại cho bạn một cơ hội tốt để nhắm mục tiêu đến các từ khóa phụ và từ khóa dài.
  4. Tránh sử dụng các thẻ tiêu đề trong bố cục web – Rất nhiều các mẫu template hiện nay đang chèn thẻ heading vào các vị trí khác nhau trên website một cách bừa bãi. Việc chèn như vậy hầu hết đều nhằm mục đích sử dụng style heading cho các vị trí đó.

Và điều này sẽ khiến cho Googlebot gặp khó khăn để hiểu được nội dung trên trang, làm loãng nội dung. Bạn có thể thay thế chúng bằng các đoạn CSS style trong thẻ divs.


Theo dõi giải pháp facebook